Sửa soạn ống tủy không có dạng hình tròn (hình cục xương hoặc chữ C)
Sửa soạn ống tủy không có dạng hình tròn (hình cục xương hoặc chữ C)
Khi phải sửa soạn R có ống tủy hình dạng không bình thường, câu hỏi đặt ra là có phải ống tủy bất thường đó có phải do nhiều ống tủy gần nhau nhập lại không và nếu thực sự là như vậy thì liệu rằng ở phần cổ R các ống tủy nhập chung nhưng ở phần chóp R các ống tủy này có mở ra chung 1 chỗ hay không. Đồng thời bạn phải xác định xem mình sẽ tạo dạng ống tủy thành hình dạng nào cho phù hợp. Để trả lời cho câu hỏi trên, hôm nay Rabbit Learn sẽ chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận cùng các bạn về vấn đề này. Trước hết, các bạn hãy xem qua những hình ảnh dưới đây để thấy được sự khó khăn trong việc phân biệt 1 hay 2 lỗ mở chóp. Các hình vẽ dưới đây đều có cùng kích thước. Chỉ khác biệt lỗ mở chóp.
Những hướng nhìn giúp phân biệt được thì lại không thể sử dụng trên lâm sàng.
Vậy đầu tiên bạn phải xác định xem có bao nhiêu lỗ mở ổng tủy tại vùng chóp. Để làm được điều này hiện mình biết 2 cách:
Đo chiều dài làm việc từng ống một, sau đó 1 ống đặt trâm K và 1 ống đặt trâm H, chụp phim kiểm tra xem có trùng nhau không.
Khi bạn đã đo được chiều dài làm việc riêng biệt cho từng ống bằng 1 trâm. Lấy 1 cây trâm có kích thước tương tự, đưa vào 1 ống đến hết chiều dài làm việc. Đưa cây trâm còn lại vào ống kia xem có xuống hết được chiều dài làm việc không. Sau đó rút cây trâm đầu tiên ra. 2 ống tủy sẽ mở ra cùng 1 lỗ chóp khi có dấu hiệu, cây trâm thứ 2 không thể xuống hết chiều dài làm việc và/hoặc khi rút cây trâm đầu tiên lên, cây trâm thứ 2 cũng bị rút ra theo.
Sau khi trả lời được câu hỏi này, mọi chuyện có vẻ đã sáng rõ :3
Vậy tiếp theo bạn sẽ tạo dạng ống tủy thành hình dạng gì? Để trả lời cho câu hỏi này, bạn cần hiểu nguyên tắc và mục đích của việc sửa soạn tạo dạng ống tủy. Sửa soạn ống tủy nhằm lấy đi toàn bộ phần ngà có khả năng đã bị nhiễm khuẩn và độc tố vi khuẩn. Tạo dạng ống tủy nhằm tạo hình dạng thích hợp cho côn trám bít để quá trình trám bít được chính xác và khít sát hoàn toàn (mình sẽ không đề cập đến tạo lỗ thắt chóp trong bài này). Như vậy quá trình sửa soạn tạo dạng ống tủy sẽ lấy đi 1 phần ngà trong chân răng, điều này có nguy cơ làm yếu chân răng. Do đó sẽ khá là lý tưởng nếu bề dày chân răng còn lại giữ được tối thiểu 1mm. Như vậy hình dạng cuối cùng sau khi tạo dạng sẽ là song song với đường chu vi chân răng và cách vào trong 1mm. [if !supportLineBreakNewLine] [endif]Sau khi sửa soạn và tạo dạng xong ống tủy sẽ có hình dạng như thế này
So sánh cái cho dễ thấy nhỉ :3
Bạn có khúc mắc hoặc muốn thảo luận thêm về vấn đề này.
Hãy bình luận trong bài gửi tương ứng của FB Rabbit Learn nhé