[N6] 4 câu hỏi "cân não" khi đi lâm sàng Răng Trẻ Em
Khi đi lâm sàng, các thầy cô thường có một số câu hỏi "tủ" thường hỏi để kiểm tra kiến thức các bạn. Các câu hỏi này không khó nhưng nếu bị hỏi bất chợt thì dễ "tắc tị" lắm. Vì vậy Q viết ra một số để các bạn có hướng mà chuẩn bị nhé ;)
1.Phân biệt S3 và S4
S3: viêm tủy, lộ tủy, có điểm hồng đụng thấy đau, chảy máu. Tủy còn sống, có thể tăng hoặc giảm đáp ứng với thử điện, nhiệt. Tuy nhiên đối với trẻ em, thử điện, nhiệt khó thực hiện và không chính xác nên chủ yếu là dựa vào cảm giác của bệnh nhân khi thổi hơi, dùng thám trâm...
S4: hoại tử tủy, tủy chết (chỉ ghi S4 khi chắc chắn có đường thông vào buồng tủy, đưa thám trâm vào được)
2.Các tiêu chuẩn để kết luận sang thương là sâu răng, tiến triển vs ngưng tiến triển, điều trị khác nhau như thế nào.
Tiêu chuẩn kết luận sâu răng: bề mặt răng thay đổi về màu sắc (trắng đục, nâu, đen), hình dạng (có lỗ), cảm giác mắc thám trâm, đáy mềm.
Sang thương sâu răng tiến triển và ngừng tiến triển (ngừng hoạt động) khác nhau chủ yếu ở đáy sang thương cứng hay mềm.
Sâu răng ngưng hoạt động thường có màu nâu đen, đáy cứng, không thấy có ngà mềm. Ngược lại, sâu răng hoạt động có màu sáng hơn, nhiều ngà mềm và thường đọng nhiều vụn thức ăn, mảng bám.
Đối với sâu răng đang tiến triển quan trọng nhất là lấy đi lớp ngà mềm chứa đầy vi khuẩn và trám răng. Đối với sâu răng ngưng tiến triển quan trọng nhất lại là giữ vệ sinh răng miệng tốt, nếu lỗ sâu lớn nên trám lại để tránh ứ đọng thức ăn gây sâu tái phát. Bệnh nhân có thể được bôi gel Fluor để phòng ngừa sâu răng và tăng tái khoáng.
3.Phân biệt miếng trám GIC với Composite trên lâm sàng.
Miếng trám GIC có màu trắng đục hoặc màu hồng tùy loại, độ trong kém hơn Composite, bề mặt miếng trám khi rà thám trâm có cảm giác không trơn láng, không mịn bằng miếng trám Composite.
4. Các loại thuốc thường dùng cho trẻ
Một số mẫu đơn thuốc thường dùng:
1. Áp xe quanh chóp (3 tuổi)
Amoxicilin 250mg × 10v (2l/ngày,1v/lần)
Ibuprofen 200mg ×6v (2l/ngày,1v/lần)
2. Áp xe quanh chóp
Augmentin 250mg (1 gói×2l×5 ngày)
Efferalgan 150mg (1 gói×2l×3 ngày)
3. Áp xe (rạch)
Cefixime 200mg (1v×2l×7 ngày)
Paracetamol 325mg (1v×3l×3 ngày)
4.Viêm mô tế bào
Klamentin 625mg (1v×2l×5 ngày)
Alaxan 1v×3l×4 ngày
Trẻ bị áp tơ đau nhiều có thể bôi tại chỗ gel Kamistad.
Chú ý: Khi cho đơn thuốc cần biết tuổi và cân nặng của trẻ cho liều lượng chính xác.